Tuesday, January 12, 2016

Cái gọi là "đa văn hóa" có thực sự ý nghĩa?


"Bởi vì có hành tinh, mới có trái đất, rồi có thế giới, trong thế giới đó lại có các châu lục và vùng lãnh thổ, mỗi vùng lại có một nước, một nước lại có các tỉnh và thành phố. Và vì là đa dạng nên mỗi nước có mỗi nền kinh tế, vị thế và văn hóa khác nhau”. Và điểm khác biệt và tách biệt mỗi nước đó là văn hóa, và nhiều văn hóa thì gọi là “đa văn hóa”.
Trong ngôi nhà mình ở, có tầm khoảng hơn 30 người, đến từ các nước khác nhau, và đi từ ngôi nhà này thì có rất nhiều nền văn hóa khác nhau từ các nước trên thế giới và mỗi vùng, mỗi con người có cách nói chuyện, ứng xử, nấu nướng và cách sống khác nhau. Ngôi nhà mình ở có những nước như: Việt Nam (Tất nhiên), Ba Lan, Romania, Kenya, Mexico, Italia, Pháp, Philipin, Indonesia, Ấn Độ, Áo, Crossia, rồi nước gì gì Châu Phi nữa ý, Thổ Nhỉ Kì…
Mình cũng từng trải nghiệm 1 môi trường đa văn hóa như thế này ở căn nhà chung của VPV rồi, nhưng thực sự khác lắm, khác hẳn so với đây luôn, có thể do cơ chế của mỗi tổ chức nó khác. Trước khi đi, mình hi vọng và mong muốn được giao lưu văn hóa kiểu nhiều lắm, như kiểu: Nấu ăn cùng nhau, kể cho nhau nghe thực nhiều về văn hóa, cùng tìm hiểu rồi bên nhau khi có thời gian rảnh để văn hóa nó sắc màu hơn. Nhưng đến đây mới thấy so với kì vọng đó thì nó diễn ra quá ít. Kiểu dạng bạn chỉ hỏi được qua sơ sơ thôi, thủ đô là gì, ăn mặc truyền thống ra sao, đồ ăn có gì ngon và đặc sắc không? Như thế thì khó để hiểu sâu được vì tiếp xúc với nhau rất ít, có những người đến cả tuần rồi mà mới gặp họ lần đầu tiên.
Vấn đề có thể chúng tôi đang gặp phải ở đây là cách thức nói chuyện và hành động ở đây, chắc vì không quen hoặc chưa thích hợp được, cảm thấy nó khó gần với mọi người hơn, hoặc là có thể đang có rào cản gì đó ngăn cản để có thể chia sẻ được nhiều với nhau như ở nhà mình. Hoặc có thể là mới gặp, chưa biết nhau nên nó như thế.
Còn 1 vấn đề nữa, người ta nói rằng thường các nước châu á có cách sống tương tự nhau, ra biển lớn thì cần bảo vệ nhau mà sống. Nhưng 2 đứa lại gặp ngay 1 trường hợp oái ăm là có 1 chị từ nước A(Mình xin giấu tên nước đó), không hiểu vì sao mà từ ngay lần gặp đầu tiên đã có cái gì đó nó cách trở rồi.
Còn về mối quan hệ trong môi trường đa văn hóa này thì vẫn bình thường, vẫn hỏi han nhau các thứ. Mình hình như được may mắn hơn, ở với 2 anh, 1 anh từ Romania(B) và 1 anh từ nước gì gì ở bên Bắc Mĩ đó(C). Anh B thì kiểu dạng tốt tính và hiền lắm, gặp ai cũng giúp nhiệt tình, hỏi han các kiểu, nhưng cùng phòng nên anh ý cũng hay hỏi han, dành phần đồ ăn cho, như hôm nay thì pha trà cho nữa, được cái tốt tính nên anh gặp được chị người yêu xinh và đáng yêu lắm, cũng có thỉnh thoảng 2 anh em tâm sự với nhau, kể với nhau nghe theo dạng kiểu trao đổi văn hóa. Anh C thì hơi lạnh lùng, nhưng tốt lắm, chỉ bảo nhiệt tình, từ bus hay các công việc ở tổ chức, anh ý lúc nào cũng nhắc câu: “Nếu không biết gì cứ hỏi ngay, chứ đừng ngại hỏi, phải hỏi đấy nhé, vì không ai biết mày mắc ở đâu để anh chỉ đâu” (Tất nhiên là nói bằng tiếng Anh). Tới các hoạt động thì anh luôn là người lôi vào, rồi tạo cơ hội cho tham gia cùng. Còn lại người khác thì do mới quen nên nói chuyện theo kiểu hỏi nhau 1 tý, rồi hết chuyện chả còn gì để nói nữa. Con người là thế, người thế này người thế kia, có người gặp lần đầu là bắt được sóng nhau ngay, gặp nhau cái là túm tụm hỏi han, hét lên kiểu vui sướng, cũng có người mặt lạnh lùng ngay khi gặp nhau, nhưng sau đó xấn xấn lại nói chuyên thì lại mở lòng và nói chuyện một cách vui vẻ, lại có những người, gặp nhau nhiều nhưng khi nói chuyện lại có cái gì đó khoảng cách và khó nói.
Bên châu Âu người ta rất tôn trọng quyền riêng tư và đồ cá nhân của nhau. Vì thế bạn làm gì mà có liên quan tới họ thì phải hỏi trước tiên, phải xem ý kiến họ như thế nào thì mới được sử dụng hay không, chứ không có kiểu lấy dùng tùy tiện được, vì như thế họ rất khó chịu.
Một điểm đáng chê tại ngôi nhà này đó là mặc dù tiền ăn được cung cấp, nhưng mọi người phải tự nấu, vì thế cho nên tính liên kết với nhau không nhiều, vì thường khoảng giao tiếp và nói chuyện dễ dàng với nhau là khi cùng nhau ngồi trong bàn ăn nhai ngấu nghiến cũng nhau, thưởng thức vị thức ăn và cùng nhau hàn huyên mọi chuyện. Như thế thì gặp mặt nhau nhiều hơn, nói với nhau đều đều hơn. Chứ đồ ai người nấy nấu thì nấu lúc nào chả được. Hoặc có thể phong cách người châu Âu, họ không muốn nấu ăn và ngồi ăn cùng nhau :) (Không hẳn là thế, vì ở VPV áp dụng kiểu này, và rất hiệu quả trong việc tạo kết nối).
P/s: Bài này viết xong mình thấy nó lủng củng và linh tinh quá, nhưng có một số điểm đáng nói nên mình quyết định viết.

No comments:

Post a Comment