Sunday, January 17, 2016

Nói về vấn đề giáo dục (2)

Euroweek team 2
Cứ mỗi lần Euroweek kết thúc thì mình cứ lại nhận ra điểm mới hơn nữa về giáo dục của nước này, có một số điểm khá khâm phục, nhưng cũng có một số điểm quá mới lạ, không biết nó tốt hay không nữa.

The boy want to become recorder.
Điều bất ngờ nhất là từ 1 câu chuyện nhỏ với 1 bé 15 tuổi (nói là bé thôi nhưng nó lớn hơn mình). Chú bé mới 15 tuổi, nhưng đã 6 năm với công việc ghi hình cùng chiếc camera, có 1 studio nhỏ cùng mấy người bạn, cậu làm những clip khá chất lượng và đẹp (https://www.youtube.com/watch?v=Ul3ODw4v7gs link do cu bé làm), và câu cuối chôt lại "đó là đam mê, là công việc tương lai của em. Lúc đấy mình nghĩ là do nhà có điều kiện, nên nó mới được cơ hội như thế, đến với Việt Nam mình thì có muốn cũng chịu. Nhưng nghĩ lại, Việt Nam mình giờ cũng nhà giàu đến lắm, khả năng mua 1 chiếc camera cho con cũng đâu phải là chuyện khó. Nhưng vấn đề là với học sinh cấp 2 thì mình chưa bao giờ gặp được trường hợp như vậy.


Bản thân mình khá tò mò và thắc mắc, liệu chỉ có mỗi đứa trẻ này nổi bật như vậy hay còn nhiều nữa, vậy là mình bắt đầu lần mò hỏi han các em về công việc sau này (công việc luôn chứ ko phải là ước mơ nữa). Có 1 em học sinh lớp 9 "Em đang học và nghiên cứu về nghề bác sĩ, và em sẽ theo nó vì em rất thích). Còn em khác thì em sẽ theo nghề âm nhạc, vì thế mà em đang đăng kí mấy chương trình học thêm âm nhạc ở bên ngoài đây. Còn có em thì học vẽ, học nhảy nên rất thích theo học từ khi còn nhỏ. Vì thế, mình mới đặt một câu hỏi mà bản thân mình rất băn khoăn về giáo dục ở đây. Tại sao họ lại có thể dạy con mình giỏi đến thế, còn bé đã biết bản thân mình thích gì, và muốn gì rồi, lại còn có định hướng rất rõ ràng cho tương lai mình nữa chứ. Đến bản thân mình, mà mình chắc chắn là nhiều bạn khác cùng tuổi với mình, giờ mà hỏi sở thích thực sự của mày là gì? giờ mày ra trường rồi, cụ thể mày muốn làm là gì? À há, câu trả lời thì sao, chắc đa số bảo là không rõ, hoặc không biết, chỉ có một số ít là nói lờ mờ về sở thích của mình, mà một số hiếm thể hiện được cụ thể là mình thích cái gì. Và mình cũng đang muốn đặt một câu hỏi là liệu rằng đến bao giờ thì giáo dục Việt Nam mới có thể tạo nên được kì tích như vậy?
"Một trong 2 giáo viên kể chuyện về việc giảng dạy"
Nhưng để đổi lại được một số điểm tuyệt vời như vậy thì tất nhiên phải có sự đánh đổi gì đó. và sự đánh đổi ở đây đó chính là nhà trường, hiệu trưởng và giáo viên. Trong chuyến đi Trip cùng ngôi trường này, có 2 giáo viên chia sẻ rất nhiều về công việc của họ. Họ nói thẳng là công việc giảng dạy ở đây vô cùng áp lực. Áp lực không đến từ bọn trẻ mà áp lực đến từ 2 phía chính: Nhà trường và phụ huynh, họ bảo phụ huynh ở đây yêu cầu cực kì cao, cao đến mức nhiều lúc họ nghĩ họ chính là nô lệ của chính những người đó. Vì thế mà bên trên yêu cầu xuống cũng rất cao, bắt buộc phải làm những việc mà họ không có quyền phải từ chối bất cứ trường hợp nào. Ví dụ như có 1 câu chuyện thế này: Thường đến sáng thứ 2 học sinh sẽ phải tới nhà thờ để cầu nguyện, vì học sinh toàn là thiên chúa giáo, còn giáo viên lại không theo, họ đến đó cũng chẳng để làm gì, nhưng bắt buộc họ phải đi, nghe kể có mấy người từ chối thì bị đuổi việc. Còn nữa là ở đây nghe nói rất nhiều giáo viên (Giống VN mình), nên việc đuổi người cũ tuyển người mới nghe lời hơn cực kì đơn giản. Lại có 1 câu chuyên nữa là nếu học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, không được thu điện thoại khi học sinh không muốn, vì thế là xâm phạm cá nhân bị kiện, nên nếu chúng nó dùng chỉ bảo cất đi nếu không chấp hành thì sẽ trừ điểm thi đua. Vì thế, mỗi khi tới trường là giáo viên áp lực rất nhiều phía.
Tuy nhiên, nhìn vế mặt tích cực thì họ cũng đúng, vì họ bỏ ra tiền để thuê người về dạy con họ mà, vì đó là nghề của họ nên áp lực cũng đúng. Về phần này mình rất đồng ý nếu cha mẹ ở Việt Nam quan tâm tới con họ như vậy, như vậy thì con họ sẽ được nhiều quyền lợi hơn và đáng đồng tiền của họ bỏ ra, và giáo viên họ có trach nhiệm hơn với công việc của họ.
Về phần xác định định hướng tương lai, sau này mình muốn, mình sẽ cho nó tập trung nhiều thời gian ở 1 thứ, thứ nhất giỏi về một thứ gì đó về âm nhạc: piano, ghi ta, sáo hay violon, nhảy nhót gì đó tùy nó chọn và thích. Sau đó định hướng xem nó thích gì, cố gắng đầu tư 1 ít cho nó để nó được thỏa sức vùng vẫy. Cho nó tham gia các khóa học ngoại khóa, phát triển bản thân. Cho nó uống nhiều sữa để nó cao to và đẹp da :)
"Team khỏe như trâu"
Nói chung là dù sao thì thấy giáo dục của họ phát triển 1 cách đáng khâm phục. Vẫn có 1 câu hỏi là tại sao VN ít khi có các cuộc trao đổi giáo dục mang tầm cỡ quốc tế, vì ngày nào cũng chỉ thấy chính trị, kinh tế và mở rộng mối quan hệ thôi, trong khi đó, cái rất cần cho con người đó là tri thức và giáo dục. Có bao giờ lại mở ra một cuộc trao đổi giáo dục mang tầm cỡ quốc tế, và cả toàn nước phải quan tâm, để có hi vọng học hỏi và thay đổi một các gì đó cho dù nó nhỏ, nhưng có chuyển mình cũng là một điều đáng tốt rồi.

No comments:

Post a Comment